Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Những lí do bạn không thể bỏ qua Hòn Khô khi đến Bình Định

Du lịch Bình Đinh - Bình Định không phải là mảnh đất mạnh về du lịch; thế nhưng nếu đã đặt chân đến mảnh đất miền Trung nhỏ hẹp này, các bạn đừng bỏ qua Hòn Khô. Hòn đảo chinh phục bạn từ những bức ảnh bình dị nhất.

Hòn Khô có điểm gì chinh phục khách du lịch? Tại sao nên đến Hòn Khô thay vì Đảo Yến và Điệp Sơn. Dưới đây là câu trả lời dành cho các bạn.

Hải sản rẻ “thôi rồi”

Đặt chân lên Hòn Khô bạn có thể thỏa thích thưởng thức đủ loại hải sản tươi ngon mà giá vô cùng hạt dẻ. Ngồi bên bờ biển, lắng nghe sóng vỗ, ngắm hoàng hôn và thưởng thức những chú ốc biển. Cảm giác thật tuyệt phải không nào?

Các bạn cũng có thể theo ngư dân nơi đây ra biển đánh bắt. Nhưng luôn chú ý hỏi giá trước khi lên thuyền và chú ý đảm bảo an toàn cho chính mình nhé.

Con đường đi giữa biển

Đến với Hòn Khô bạn không nên quay về quá sớm, hãy nán lại đợi lúc thủy triều xuống. Khi nước biển hạ dần cũng là lúc con đường giữa biển lộ rõ, hãy băng qua con đường giữa biển này để cảm nhận bờ cát mềm mịn dưới chân và những cơn sóng vỗ nhè nhẹ lúc chiều tàn. Đây chắc chắn sẽ là những trải nghiệm cực kỳ thú vị dành cho bạn đó.


Khoảng thời gian đẹp nhất đến với Hòn Khô là từ tháng 3 – tháng 9 các bạn nhé. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất để các bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của Hòn Khô. Và khi đến đây, đừng quên tham gia các tour ngắm san hô dưới biển nhé. 

Vẻ đẹp hoang sơ

Chưa có quá nhiều bạn trẻ biết đến Hòn Khô, nên hòn đảo này vẫn còn rất hoang sơ, nơi đây chỉ có người dân địa phương và du lịch chưa phát triển. Nên đến với nơi đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bãi cát vàng trải dài, không bị che khuất tầm mắt bởi nhà hàng, lều nghỉ.



Điểm đặc biệt tạo nên vẻ đẹp của hòn Khô là nơi đây có rất nhiều mỏm núi đá nhô ra biển, kết hợp với bãi cát vàng và nước biển xanh biếc. Đến đây bạn có thể thỏa thích nô đùa với sóng biển, hòa mình vào làn nước mát lành mà không phải tranh giành với những người khác.

>> Tham khảo tour du lịch Đà Nẵng tại : https://www.thienbachduong.com/
nguồn: 24h.com.vn

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Ngắm vẽ đẹp thiên nhiên yên bình của cồn Bửng

Cồn Bửng Nằm cách thành phố Bến Tre khoảng 70km, thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú. Gần đây, trong những ngày nghỉ cuối tuần hoặc lễ Tết, cồn Bửng thu hút khá đông du khách từ TP Hồ Chí Minh đổ về, từ miền Tây đổ lên. Với vẻ hoang sơ, yên tĩnh của khung cảnh thiên nhiên cộng thêm sự chan hòa, mến khách của người dân bản địa, cồn Bửng mang đến cho du khách cảm giác thoải mái, yên lành.
Miền Tây có rất nhiều cồn, mỗi tên cồn gắn với đặc điểm riêng của vùng đất nơi đó. Nhiều người cho rằng tên gọi cồn Bửng xuất phát từ hình dạng của cồn giống như một bửng đất. Từ trên cao nhìn xuống, sông cồn Bửng như vết cắt, cắt một khoảnh đất ra khỏi đất liền. Phía đông nam của cồn Bửng giáp với biển Đông.
Từ Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, du khách đến Bến Tre. Từ Bến Tre, du khách theo quốc lộ 57 để đến huyện Thạnh Phú. Từ trung tâm huyện Thạnh Phú, đi thêm trên 20km nữa mới đến biển. Thạnh Phú là huyện cuối cùng của cù lao Minh và chỉ có xã Thạnh Hải, Thạnh Phong là có biển. Bờ biển nằm giữa hai cửa sông Hàm Luông và Cổ Chiên nên rất giàu phù sa bồi đắp. Phù sa lấn biển đến đâu, những cây đước, tràm, sú, vẹt mọc lên giữ đất, thành những cánh rừng ngập mặn ngút ngàn. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, biển và rừng tràm cồn Bửng là bến tàu không số mật danh A101.
Biển cồn Bửng nổi danh với con đường ốc Viết và những hồ bơi thiên tạo. Gọi là ốc Viết vì vỏ ốc có dạng hình cây viết. Ốc Viết xuất hiện vào mùa gió chướng, khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch. Người dân địa phương cho rằng, ốc Viết từ ngoài khơi được sóng vỗ đưa dần vào bãi cát. Trong một vài giờ, nước cạn, nếu ốc Viết không vùi được xuống cát, đợt nước lớn khác, sóng đánh dồn, ốc khó có khả năng sống sót. Những con ốc Viết chết nằm la liệt trên bãi biển, tạo thành con đường ốc Viết độc đáo cho cồn Bửng.
Khi thủy triều xuống, bãi biển cồn Bửng lộ ra 3 hồ nước mà người ta thường gọi là hủng. Những hồ nước này do luồng xoáy của các dòng hải lưu tạo thành. Từ bờ trở ra, các hồ nằm cách nhau bởi những bờ cát rộng 20 đến 30 mét. Mỗi hồ nước sâu từ 0,5 đến 1,5 mét; rộng từ 10 đến 20 mét; dài tít tắp. Các hồ này thường rất bằng phẳng, sạch, không có bùn và xác ốc nên là nơi tắm lý tưởng, không sợ bị sóng biển cuốn. Hồ có mực nước nông, cũng rất thích hợp cho trẻ em và những người không biết bơi. Đặc biệt, hằng năm, bãi biển cồn Bửng đều thay đổi hình dạng. Vào những ngày giáp Tết, bãi biển lài và phẳng, những hồ nước dường như biến mất để rồi sau đó, các dòng hải lưu lại tạo ra những hồ nước ở cùng một vị trí và cùng diện tích như trước. Đó là sự kỳ diệu của thiên nhiên.
Cồn Bửng còn là điểm du lịch tâm linh. Đến cồn Bửng, khách tham quan thường đến Lăng Ông Nam Hải. Tại lăng, du khách có thể chiêm ngưỡng hai bộ xương (1 bộ có chiều dài khoảng 20 mét và 1 bộ có chiều dài khoảng 25 mét) của hai cá Ông đã “lụy” tại bờ biển cồn Bửng vào tháng 2 và tháng 4 năm 2004. Lăng Ông Nam Hải ở cồn Bửng còn khá đơn sơ về cả kiến trúc lẫn cách bài trí nhưng đủ để cho du khách cảm nhận được tấm lòng thành của người dân nơi đây. Lễ hội Nghinh Ông nơi đây được tổ chức sau Tết Nguyên đán; chính lễ diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng Giêng.
Năm nay lễ hội Nghinh Ông xã Thạnh Hải được tổ chức với quy mô mở rộng. Vào dịp lễ hội, du khách khắp nơi đổ về cồn Bửng, thắp hương tại Lăng Ông cầu cho mưa thuận gió hòa, đánh bắt trúng mùa, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Phần chính lễ diễn ra trong 2 ngày 15 và 16 tháng Giêng, gồm: lễ Nghinh Ông, lễ an vị và lễ dâng hương. Những ngày trước đó, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sẽ được tổ chức tại Khu du lịch cồn Bửng, như: múa lân, thi mâm xôi, các trò chơi dân gian, giao lưu đờn ca tài tử…
Đối diện với Lăng Ông Nam Hải là Công viên Nghĩa trang đường Hồ Chí Minh trên biển- công trình ghi dấu và tôn vinh những chiến sĩ trên các con tàu không số. Đây là dự án lớn, qui mô trên 600 ha, vốn đầu tư khoảng 1.500 tỉ đồng. Dự án được khởi động năm 2010, động thổ khởi công năm 2013 và kéo dài đến năm 2030, được chia làm 3 giai đoạn, gồm nhiều hạng mục: công viên và bia ghi tóm tắt di tích đường Hồ Chí Minh trên biển, Đài tưởng niệm trung tâm, Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ, Nhà trưng bày, Tượng đài Đoàn tàu không số… Tương lai không xa, khi đến đây, du khách sẽ được tham quan những công trình đẹp, đầy ý nghĩa, được đắm mình trong lịch sử hào hùng của con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại nói riêng và lịch sử hào hùng của cuộc chiến tranh vệ quốc nói chung.
Đường về cồn Bửng đã được trải nhựa, thuận tiện giao thông; biển cồn Bửng hấp dẫn bởi nét hoang sơ, kỳ thú; cồn Bửng còn có nhiều điểm tham qua thú vị… Đó là những lý do để du khách chọn cồn Bửng làm điểm đến thư giãn trong những ngày nghỉ cuối tuần.

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Kinh nghiệm mang theo đồ ăn cho những chuyến bay dài

tindulichbamien Trên chuyến bay kéo dài hàng giờ, bạn sẽ phải mang theo đồ ăn lên máy bay để cứu đói. Nhưng bạn có biết cách bảo quản đồ ăn trên máy bay để chúng không bị hỏng?
Không nên mang đồ ăn có nhiều thịt và sữa
Với một số người, đồ ăn vặt không đủ giúp họ chống đói trên những chuyến bay dài. Do đó, họ sẽ cần chuẩn bị đồ ăn có thể dùng như bữa ăn chính. Nhiều người sẽ lựa chọn mang theo bánh sandwich. Nhưng phải đảm bảo rằng chiếc bánh này có thể giữ nguyên hương vị được ít nhất 6-7 tiếng đồng hồ. Thay vì mang những đồ ăn dễ bị hỏng nếu không dùng ngay, bạn nên mang theo những loại đồ ăn không có chứa thịt hay sữa. Bánh gối chay hay bánh mặn là sự lựa chọn thông minh.
>> Tham khảo: chương trình tour ghép Đà Nẵng miền trung
Làm lạnh đồ trước khi mang đi
Thực phẩm sẽ giữ được lâu hơn trên máy bay nếu chúng được làm lạnh trước đó. Những đồ ăn được ướp lạnh cũng giúp bảo quản đồ ăn khác lâu hơn. Tới khi bạn cần dùng thì đồ ăn đã giã đông và sẵn sàng được sử dụng.
Nên mang đồ ăn vặt đa dạng
Dù là đồ ăn vặt, bạn cũng nên mang những loại đồ ăn có đủ dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Nên mang cả đồ mặn và ngọt như bánh quy, phô mai, hay nho... Những đồ ăn vặt này cần được để riêng thành từng túi khác nhau.
Mang theo trà túi lọc
Ngoài viêc mang theo nước và bổ sung nước mỗi giờ trong suốt chuyến bay, bạn nên mang theo vài túi trà túi lọc. Thức uống này giúp bạn ít bị mất nước trong thời gian ngồi trên máy bay. Thay vì tận hưởng chút đồ uống có cồn được miễn phí trên chuyến bay, bạn nên yêu cầu một cốc nước nóng để uống trà.
Thương Phan
Theo The Kitchn

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng: Đã chơi thì chơi sao cho đã

Tin du lịch ba miền - “Bay” dịp nghỉ lễ 30/4 để quậy trong đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2017 hay chờ tới kỳ nghỉ hè tháng 6 để tận hưởng trọn vẹn các màn bắn pháo hoa cùng chuỗi hoạt động bên lề cực chất?
Ngay từ bây giờ, các tín đồ du lịch đã đứng ngồi không yên, “thức ngày cày đêm” để săn cho được tấm vé tới “thành phố pháo hoa” Đà Nẵng trong hè này.

>> Thấy hấp dẫn chưa nào?, thu hút chưa nào?, còn không mau nhanh chân đặt tour du lịch đi Đà nẵng xem pháo hoa tại tua đà nẵng giá rẻ

Nguồn : vietnamnet

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Di tích lịch sử cây chùa cầu Hội An

Chùa Cầu - một biểu tượng của Hội An. Nói là biểu tượng cũng không sai. Vì với người dân nơi đây, chùa Cầu là linh hồn, nổi bật hẳn so với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích làm say đắm lòng người. Đến Hội An mà không ghé thăm chùa Cầu, quả thực bạn đã phí tiền vé máy bay hoặc thuê xe du lịch rồi.
Chùa cầu Hội An
Vậy mà sắp tới, những người chưa được đến đây có lẽ sẽ chẳng còn chút cơ hội nào nữa. Nhưng chuyện đúng hay sai chúng ta hãy tạm thời bỏ qua đi. Thứ cần bàn đến ở đây là: ngôi chùa này đặc biệt ở điểm gì mà lại được ví như biểu tượng của Hội An - điểm đến đáng mơ ước của mọi du khách. 
Chùa Cầu - đẹp từ câu chuyện lịch sử
Chùa Cầu - giống như tên gọi - là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản, đây là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Cầu Nhật Bản cũng là tên gọi khác của chùa Cầu.
Chùa cầu thế kỷ 20
Nhưng tại sao người Nhật lại xây cầu ở đây? Tương truyền, lai lịch của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu (còn gọi là con Cù) - một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản. Con quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt, động đất... sẽ xảy ra.
Do đó, ngôi chùa được xây với ý nghĩa giống một thanh kiếm chắn ngang lưng Namazu, ngăn không cho nó cựa mình, giúp cuộc sống người dân của... cả 3 quốc gia bình yên hơn (tất nhiên là chỉ về mặt tâm linh).
Mãi đến năm 1653, người ta mới dựng thêm phần chùa. Khu vực này nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, và tên gọi chùa Cầu ra đời từ đó.
Đến nét đẹp về kiến trúc
Do người Nhật xây dựng, nhưng chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc đặc biệt của Việt Nam.
Thứ đặc biệt đầu tiên nằm ở kết cấu của cây cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18m và là một cây cầu ngói - tức là cầu được lợp mái ngói âm dương bên trên - một nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam.
Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Đúng hơn, toàn bộ chùa và cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt - điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản. 
Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn cong mềm mại, vắt ngang qua sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn). Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là những linh vật của người Nhật từ thời xa xưa, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa cầu xây từ năm Thân, kéo dài đến năm Tuất. Điều này hiện vẫn chưa có kết luận chính xác. 
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa "bạn phương xa đến". Ngày nay, chúng ta vẫn có thể được thấy 3 chữ Hán: Lai Viễn Kiều được chạm nổi trên một tấm bảng lớn trước cổng chùa.
Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.
Một di tích lịch sử nhiều ý nghĩa 
Năm 1990, chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ có ý nghĩa về tâm linh, cầu còn có vai trò khá quan trọng về giao thông. 
Đến nay, ngôi chùa dường như đã trở thành tài sản vô giá, chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
Do vậy, trước thông tin ngôi chùa sắp bị dỡ bỏ, nhiều người không khỏi hoang mang. Nhưng xét cho cùng, ngôi chùa đã từng trải qua đến 7 lần tu bổ lớn, và đến nay đã xuống cấp cực kỳ trầm trọng. 
Có điều, thiết nghĩ các chuyên gia nên đặt ra một phương án tu bổ hợp lý, tránh trường hợp biến ngôi chùa thành một di tích... 1 tuổi như rất nhiều người đang lo sợ hiện nay. 
Nguồn: Hanoi World Heritage, Wiki

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

4 quán lẩu bò nổi tiếng nhất Đà Nẵng


Lẩu bò là một trong những ẩm thực Đà Nẵng cuốn hút và nổi tiếng với người dân Đà Nẵng cũng như khách du lịch. Đặc biệt vào những ngày mưa, trời lạnh thì món lẩu bò lại càng đông khách hơn. Sau đây mình xin chia sẽ các bạn 4 địa điểm sau
1/ Lẩu bò Lan – Cô Giang
Địa điểm: 29 Cô Giang, Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 2 229 062
2/ Lẩu bò Ba Duệ
Địa điểm: 40 Lê Hồng Phong, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905 090 605
3/ Lẩu bò Sáu Hưng
Địa điểm: 925 Ngô Quyền, Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 3 836 444
4/ Lẩu bò Thu
Địa điểm: 279 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 2 466 488 – 0905 133 263
Nguồn : danangz

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Vì sao Đà Nẵng lại có tên gọi là Đà Nẵng

Đà nẵng từ những năm trước đầu thế kỷ 19 chỉ là một làng chài của ngư dân biển thuộc tỉnh Quảng tín (có thể tên khác).sau này vào năm 1858 người Pháp xâm lược Đà nẵng mới đặt tên là thành Touran. còn tên Đà nẵng là địa danh có trước cả tên Touran. 


Vậy tại sao có tên Đà nẵng? Ngày xưa vào những năm đầu thế kỷ thứ 19 đường xá đi lại chủ yếu bằng ngựa, đi bộ hoặc bằng thuyền. Xứ thừa thiên Huế và xứ Quảng tín ngăn cách nhau bằng đèo Hải vân hay vua Lê Thánh Tôn đặt tên là Thiên hạ đệ nhất hùng quan khi ngài dừng chân trên đỉnh đèo cao 496 m so với mặt nước biển trong lần đánh dẹp quân Chiêm cách đây 700 năm. Từ đỉnh đèo Hải vân có thể quan sát cả một vùng đất phía nam nhô ra biển đó là Đà nẵng ngày nay. Về điều kiện khí hậu phía Bắc và phía Nam khác hẳn nhau. Vào những ngày đầu xuân phía Bắc đèo Hải Vân là Thừa Thiên Huế đang còn trong khí hậu thời tiết mư rét, bầu trời đầy mây u ám còn phía Nam đèo Hải vân là vùng đất Quảng tín thời tiết kho ráo ấm áp có cả nắng xuân vàng rực rỡ. Đứng trên đỉnh đèo Hải vân nhìn xuống dải đất (Đà nãng) trong náng xuân làm du khách bừng lên niềm vui bất chợt. 


Đầu thế kỷ thứ 19 là những năm Vua Minh Mạng Đang trị vì Đất nước thanh bình và phát triển. Đầu xuân Quan lại kinh thành Huế tổ chức du xuân, từ huế vào dến đèo Hải Vân khoảng 60-70 km , đây là địa điểm du xuân xa lý tưởng. Các quan lại du xuân bằng ngựa có ke hầu người hạ và đi lên đỉnh Hải vân lúc thì bằng ngựa, lúc thì đi bộ. Phía Bắc khí hậu mưa rét thời tiết âm u làm con người mệt mỏi, khi lên đến đỉnh đèo Hải vân nhìn xuống phía Nam trước mắt mở ra một vùng đất đẹp nằm lẫn với biển xanh ngập trong sắc vàng của nắng xuân phương nam ngỡ ngàng trước cái nắng xuân bất chợt mọi người tưởng trời đã nắng cùng ồ lên "đã nắng" rồi. Các quan lại kinh thành Huế thời đó đa số là người TT huế hoặc nói giọng Huế nên câu "đã nắng " rồi thành câu " đà nẵng" rồi. Những người đi theo hoặc đi sau cứ tưởng đã đến một vùng đất mới trước mắt đó có tên là Đà nẵng. Về Kinh thành họ truyền miệng nhau trong giới quan lại, dân dùng theo lâu ngày thành chính thức và cái tên Đà nẵng có từ đó. ( tìm hiểu trong dân gian)

>> Tham khảo : tour du lịch pháo hoa Đà Nẵng  - đặt khách sạn Đà Nẵng giá rẻ

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Những kinh nghiệm đi xem pháo hoa Đà Nẵng

Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế là một sự kiện văn hóa lớn của thành phố Đà Nẵng, dự báo năm nay sẽ “kéo” nhiều người dân ra khỏi nhà hơn năm ngoái bởi tính quy mô và hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, nhiều người vì quá ham vui nên mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Cùng nghe họ chia sẻ để có thêm kinh nghiệm trước thềm sự kiện này.

Ham vui quên khóa cửa

Không nên mang nhiều vật dụng đắt tiền đến những nơi đông người. Chị N.Liên, phường Chính Gián, quận Thanh Khê vẫn nhớ mãi một kỷ niệm buồn trong lần đi xem pháo hoa năm ngoái. Chồng đi công tác xa, vốn tính cẩn thận, chị đã phân công rõ ràng cho cu Bi (13 tuổi) và bé Na (15 tuổi) (2 con của chị Liên) “mỗi đứa sẽ phải trông nhà một buổi để mẹ dẫn (nhóc còn lại) đi xem”. Đêm thi pháo hoa đầu tiên, bé Na được đi với mẹ, cu Bi phải ở nhà. Vừa sợ vừa buồn, loay hoay một lúc, cu cậu chạy tọt sang nhà hàng xóm chơi và để “vườn không nhà trống”. Tất nhiên, chiếc xe đạp điện của bé Na và một vài vật dụng trong nhà đã “không cánh mà bay”.  

Cùng khu phố với chị Liên còn có vài “khổ chủ” cũng rơi vào tình trạng tương tự. Năm nay, chị và các gia đình khác trong khu vẫn quyết không vì sợ trộm mà bỏ lỡ đêm thi pháo hoa, tổ dân phố đã họp bàn và lên phương án cụ thể, kỹ càng để đối phó với bọn “đạo chích”. “Những lúc như vậy cần nhất là tính tập thể, chứ nếu nhà ai biết nhà nấy thì bọn trộm tha hồ mà hoạt động”, chị Liên nói thêm.

>> Tham khảo : Tour du lịch pháo hoa Đà Nẵng 2017

“Điện thoại đây… ai lấy không”

Bạn Cẩm Nhung, ngụ 60 Lê Cơ, cũng chia sẻ một kinh nghiệm. Trong lúc đi xem pháo hoa, vì mãi chen lấn nên chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) đã “rời túi” lúc nào không hay. Nhung vẫn còn luyến tiếc khi kể lại: “Điện thoại của mình nhỏ, cất gọn trong túi quần rất khó bị lấy, chỉ tại sợi dây móc điện thoại mới mua hơi vướng víu nên mình thả ra ngoài túi, đúng là chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, từ đó mình cạch hẳn mấy cái vụ dây móc, gắn vào ĐTDĐ thì đẹp nhưng rất bất tiện”. Tương tự trường hợp của Nhung, nhiều bạn lúc đến chỗ đông người nhưng lại để điện thoại rất hớ hênh như bỏ trong túi áo khoác, đeo trên cổ, hoặc bỏ trong túi quần nhưng lại thả dây lòng thòng ra ngoài, nên việc bị kẻ trộm “tia” chắc hẳn chỉ là chuyện sớm muộn.

Nhiều gia đình và các nhóm bạn vì thế cũng rút kinh nghiệm, khi đi xem pháo hoa nên trang bị càng đơn giản càng tốt, tiền bạc mang theo vừa đủ, điện thoại thì không cần mỗi người một chiếc, vì đã đi tập trung nên mỗi nhóm nhỏ chỉ phân công một người mang theo, phòng khi cần (lạc đường, xe hư…) thì liên lạc với nhóm khác.

>> Xem thêm : Đặt phòng khách sạn xem pháo hoa Đà Nẵng

Xóm trọ không người

Anh T.A.Bình, nhân viên Xí nghiệp Toa xe Đà Nẵng, thuê nhà trọ trên đường Hải Phòng kể: “Năm ngoái, lần đầu tiên thành phố tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa nên cả xóm trọ mình ai cũng háo hức, kéo nhau đi từ sớm để tranh chỗ, không quên nhắc nhau khóa cửa cẩn thận, nhưng đến lúc về thì thấy các ổ khóa đều nằm chỏng chơ dưới đất, tá hỏa, mọi người ùa vào kiểm tra, cũng may chỉ mất vài cái thau nồi, vì tụi mình toàn là sinh viên, công nhân, được bao nhiêu tiền và điện thoại đã mang theo hết nên kẻ trộm đành chịu sầu.

Sau khi bình tĩnh ngồi lại, chị Hiền xóm trưởng mới trách: Chắc tại mấy em bàn kế hoạch đi chơi sung quá, chuyện trong xóm mà cứ nói oang oang, kẻ xấu nghe thấy biết mình đi hết nên mới liều vậy”. Anh Bình cũng nói thêm: “Bạn nào ở những khu trọ mà không gần nhà chủ hoặc trên địa bàn phức tạp nên cẩn thận, nếu đi chơi cả xóm thì phải nhờ người quen đến trông hộ hoặc phân công người ở lại trực, nếu có những vật dụng giá trị như máy tính xách tay hoặc máy ảnh… thì nên đem gửi ở chỗ tin cậy, không nên ỷ lại vào ổ khóa”.  

Nguồn : baodanang.vn

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Độc đáo nghề làm đèn lồng ở Hội An, Quảng Nam

Khi nhắc đến phố cổ Hội An – một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, một vùng ven biển tỉnh Quảng Nam người ta sẽ nghĩ ngay đến những kiến trúc truyền thống phân bố theo những trục phố nhỏ hẹp, hình ảnh một khu phố cổ với những hội quán, miếu, chùa mang dấu tích của người Nhật Bản và Trung Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà hai tầng mang kiến trúc Pháp.

Phố cổ Hội An cũng là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống rất đáng tự hào như gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng… nhưng làm nên dấu ấn độc đáo của khu đô thị cổ chính là nghề làm
 đèn lồng ở Hội An. Nghề làm đèn lồng Hội An được vinh danh là làng nghề tiêu biểu Việt Nam trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng năm 2011.

Thực ra nghề làm 
đèn lồng không chỉ mới được biết đến trong thời gian gần đây mà đã có hơn 400 tuổi. Vào khoảng thế kỷ 16, trong cuộc lánh nạn nhà Minh lật đổ nhà Thanh, những người Minh Hương đã được chúa Nguyễn cho định cư tại cảng thị Hội An. Những người lưu dân đến từ Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông… này đã treo những chiếc đèn lồng trước cửa cho thỏa lòng hoài vọng cố hương.

Theo những người Hội An kể lại “ông tổ” của nghề làm đèn lồng Hội An có tên là Xã Đường, chuyên làm đầu lân và lồng đèn cho những đêm hội. Tiếp thu kỹ thuật từ những chiếc đèn lồng xưa người Hội An đã cải tiến và sáng tạo để những chiếc đèn lồng ngày càng đa dạng.


Nhìn những chiếc đèn lồng tre mộc mạc và bình dị được làm nên bởi hai nguyên liệu chính là tre và vải bọc nhưng mấy ai thấy hết được sự kỳ công từ quá trình chuẩn bị nguyên liệu cho đến quy trình sản suất đèn lồng. Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi, để đảm bảo độ bền và tránh mối mọt người thợ phải nấu tre rồi ngâm 10 ngày trong nước muối, tiếp đến phơi khô, vót thành từng nan mỏng tùy theo mỗi loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, tùy theo màu sắc của vải mà đèn sẽ mang những ánh sáng khác nhau. Quy trình làm đèn lồng gồm hai công đoạn chính: làm khung tre và bọc vải. Trước tiên những nan tre sẽ được gắn vào hai vòng gỗ để định hình khung và được kết nối bởi những sợi dây dù. Vải được cắt trước thành mảnh theo kích thước của đèn sau đó được dán lên những nan khung đã được bôi keo và được cắt tỉa những phần dư thừa. Để hoàn thành, chiếc đèn lồng Hội An sẽ được vẽ hay trang trí và cuối cùng là gắn chuôi vào để hoàn thiện sản phẩm.

Lồng đèn Hội An được đánh giá là mang những giá trị tạo hình, thẩm mỹ và văn hóa thuần Việt gồm có 9 kiểu dáng gồm các loại đèn hình tròn, bát giác, lục giác, hình trái bí, củ tỏi, hình thùng, hình quả đu đủ, hình bánh ú, hình dù… Ngoài ra còn có những chiếc đèn lồng kéo quân, hình hoa sen, hình rồng với đủ màu sắc.

Lồng đèn Hội An ngày càng trở nên gần gũi thân quen hơn với mỗi con người và được sử dụng như vật dụng trang trí hết sức bình dân mà vẫn giữ được nét đẹp sang trọng và rực rỡ vốn có trong các gia đình Việt. Sử dụng đèn lồng trang trí trong các ngày Lễ Tết, tiệc cưới trở thành nét văn hóa của người Việt. Do sự gần gũi một cách mộc mạc nhưng không kém phần sang trọng mang phong cách cổ xưa, đèn lồng Hội An ngày càng được xuất hiện như vật dụng trang trí nội thất trong các khách sạn, nhà hàng, quán café…

Đèn lồng Hội An ngày nay không chỉ phô diễn màu sắc, hình dáng mà còn được biến tấu với nhiều kiểu như thêu ren gắn với biểu tượng, di tích văn hóa, lịch sử, thêu chữ thư pháp mang nét đẹp văn hóa truyền thống Việt đến với mọi gia đình đặc biệt là du khách Thế Giới. Ngoài những sản phẩm đèn lồng Hội An theo cách truyền thống còn có những loại đèn lồng có thể xếp gọn để thuận tiện cất giữ và dễ dàng mang đi xa.


Đèn Lồng Việt là một trong những cơ sở sản xuất đèn lồng ở Hội An với mong muốn đem đến những chiếc lồng đèn đẹp nhất, tốt nhất đến với người tiêu dùng cũng như mang bản sắc văn hóa truyền thống Việt đến với mọi gia đình và du khách quốc tế.​


10 điểm lưu ý cần cho chuyến đi du lịch tết

Năm hết tết đến, người người đều lo sắm sửa nhà cửa trang bị cho mình những bộ đồ thật đẹp để đi du xuân. Nhưng có ít ai biết được những điểm lưu ý cho chuyến đi du lịch tết

Chuẩn bị hành lý, đặt trước chỗ ở, chọn điểm đến thú vị... là một số điều bạn nên lưu ý cho hành trình Tết thêm trọn vẹn.

Tết là dịp mỗi gia đình cùng nhau sum vầy qua nhiều hoạt động như họp mặt hay những chuyến đi xa. Nếu bạn còn đang lo lắng không biết nên bắt đầu từ đâu cho chuyến du lịch cùng gia đình, 10 lưu ý dưới đây là những bước quan trọng nhất giúp bạn chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch du xuân đón Tết.

Chọn điểm đến

Đây là yếu tố đầu tiên bạn cần xác định trong hành trình du lịch. Du lịch đón Tết ở nước ngoài là lựa chọn hấp dẫn, nhưng nếu điều kiện không cho phép, bạn vẫn có thể chọn những Tour tết trong nước. Bạn có thể đến Tây Bắc ngắm tuyết và trải nghiệm phong tục đón Tết của các dân tộc miền núi, hoặc chuyến đi miền Trung tới Huế - Đà Nẵng - Hội An; nếu không muốn ồn ào tấp nập thì chọn Quy Nhơn, Phú Yên… Dù đi đâu, bạn vẫn hãy ưu tiên những nơi có giao thông thuận tiện.

Lịch trình chuyến đi

Sau khi đã xác định điểm đến, một bước chuẩn bị rất quan trọng tiếp theo đó là lên lịch trình cho chuyến đi. Không bao giờ là thừa khi mọi thứ được lên kế hoạch từ trước. Bạn cần tính toán trước thời gian dự kiến sẽ đi, địa điểm vui chơi, lịch trình di chuyển từng ngày, những nơi không thể bỏ qua và chi phí tối đa cho cả nhà.

Nếu chọn đi theo tour, những việc này sẽ được công ty du lịch chủ động sắp xếp, lịch trình lên sẵn rất chi tiết và được gửi trước cho hành khách. Việc của bạn chỉ là bước lên xe và hưởng thụ mà thôi.

Phương tiện di chuyển

Một chuyến đi tự lái xe cũng là gợi ý hay nếu như điểm đến của bạn không quá xa. Gia đình bạn sẽ không bị phụ thuộc thời gian khởi hành, vừa đi vừa thưởng thức phong cảnh và có thể dừng chân bất kỳ lúc nào.

Đối với địa điểm du lịch xa, việc di chuyển vào ngày Tết khá khó khăn, lượng người đông nên chậm trễ chuyến là bình thường. Ngoài ra, bạn phải đặt vé từ rất sớm mới mua được, chưa kể chi phí cao (đôi khi chiếm hơn 50% tổng chi phí chuyến đi). Về vấn đề này, các tour du lịch lại làm khá tốt vì đảm bảo về thời gian khởi hành và giá tour luôn giữ ổn định.

Nơi nghỉ ngơi


Bạn nên đặt trước nơi nghỉ từ rất sớm để tránh tình trạng “cháy phòng”. Nếu gia đình có nhiều người, bạn nên thuê trọn một căn hộ sẽ thoải mái và riêng tư hơn.

Lưu ý, hầu hết khách sạn đều không có màn chống muỗi cho trẻ em, tốt nhất bạn nên tự mang theo hoặc chuẩn bị túi ngủ riêng và xoa kem chống muỗi cho bé trước khi ngủ.

Mang theo giấy tờ cần thiết

Giấy tờ cá nhân rất quan trọng khi đi du lịch, đặc biệt là du lịch nước ngoài. Trước khi đi, bạn hãy scan tất cả giấy tờ như hộ chiếu, vé máy bay, chứng minh nhân dân, xác nhận đặt phòng và gửi vào email của bạn hoặc lưu trong điện thoại nếu không có mạng Internet.

Giờ khởi hành thuận tiện

Bạn nên chọn giờ xuất phát lúc sáng sớm hoặc tối muộn trong ngày. Đơn giản vì lúc này mọi người còn đang ngủ và giao thông sẽ ít ùn tắc hơn. 

Hành lý cần chuẩn bị

Bạn hãy tìm hiểu về thời tiết tại nơi đến, sau đó lên danh sách và xếp hành lý cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo các mẹo xếp đồ hữu ích trên mạng, đặc biệt là gia đình có con nhỏ. Hành lý phải thật gọn để xách tay nếu bạn không muốn mất thời gian xếp hàng chờ lấy khi đi máy bay. Mẹo nhỏ là bạn hãy tự đánh số cho các túi đồ để không bỏ sót thứ gì và nhớ loại bỏ các đồ vật bị cấm mang lên máy bay nhé.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị cả băng cá nhân, thuốc hạ sốt, thuốc đau bụng, kem chống muỗi trong vali của bạn; tránh để tiền, các giấy tờ quan trọng và trang sức trong hành lý không kèm theo người.

Địa điểm ăn uống

Nếu không muốn bị “hét giá” khi ăn uống vào ngày Tết, bạn nên thêm mục “những quán ăn được gợi ý” trong sổ tay. Có nhiều khả năng quán ăn bạn chọn sẽ đóng cửa nghỉ Tết. Vì thế, bạn hãy dự trù trước tình huống này. Trước khi ăn, bạn nhớ phải hỏi giá dù ở bất kỳ đâu.

Bạn cũng đừng quên mang theo vài món ăn vặt cho bé, tránh mang kẹo ngọt. Bạn hãy chuẩn bị bánh mì, pa-tê đóng hộp, trái cây hoặc bất cứ thứ gì giúp bé no bụng khi phải di chuyển đường dài.

Đến bước này, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn lợi ích của việc đi theo tour. Thay vì lúng túng với danh sách khách sạn và địa chỉ các quán ăn, khi đến nơi, bạn chỉ cần vui chơi sau đó ăn uống và nghỉ ngơi tại những địa điểm đã được chuẩn bị sẵn.

Du lịch theo Tour tết giá rẻ hoặc tự túc

Trước chuyến đi, bạn có thể thảo luận cùng các thành viên trong gia đình để quyết định hình thức du lịch nào thuận tiện cho cả nhà.

Lợi ích của việc đi theo đó là bạn không cần lo lắng về phương tiện di chuyển, ăn uống, nơi nghỉ ngơi hay lịch trình vui chơi vì mọi thứ đã có công ty du lịch chuẩn bị. Khá nhiều gia đình lựa chọn hình thức này vì sự thuận tiện và hưởng các ưu đãi hấp dẫn cuối năm từ công ty du lịch, đặc biệt là dịp lễ Tết.

Ngược lại, nếu quyết định du lịch tự túc, bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều để có chuyến đi suôn sẻ, nhưng quá trình này cũng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị riêng.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Những điều cần nắm rõ trước khi du lịch Đông Nam Á

Ở một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia hay Singapore có những phong tục tập quán riêng mà du khách nên biết để tránh mắc sai lầm.

Lào

Những hành động như hôn tay hay ôm eo phụ nữ bị coi là hành động tối kỵ ở Lào, đặc biệt là đối với những cô gái chưa chồng thì càng bị xem là khiếm nhã. Vì thế, du khách khi muốn chụp ảnh cùng một cô gái bản xứ xinh đẹp, bạn nên cất gọn hai tay ra đằng sau lưng hoặc để hết ra phía trước, tuyệt nhiên không được vi phạm.


Khi tham gia giao thông, bạn không nên bấm còi inh ỏi. Mặc dù hành động không bị cấm ở đất nước này, nhưng người dân ở đây xem chiếc còi… là chi tiết thừa nhất trên một cái xe. Hiếm khi bạn thấy người Lào bấm còi, nên nếu bạn giữ thói quen sử dụng còi xe như ở Việt Nam, người ta sẽ rất khó chịu, thậm chí còn tưởng bạn là người ngoài hành tinh.

Người Lào rất tôn thờ đạo Phật, khi đến thăm chùa chiền bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, ăn mặc hở hang hay có những lời nói khiếm nhã.

Indonesia

Những du khách với trang phục "thiếu vải" như quần short hay áo dây sẽ khiến người Indonesia rất khó chịu và không có cảm tình. Họ có thể chấp nhận quần lửng, nhưng phải rộng và dài đến đầu gối.


Nếu bạn muốn đến tham quan đền chùa hay nhà thờ thì phải ăn mặc chỉnh tề và cởi giầy trước khi vào. Ngoài ra, bạn cũng không nên hẹn người Indonesia từ lúc 11h trưa đến 13h chiều ngày thứ sáu vì thời gian này hầu hết mọi người đều đến nhà thờ.

Thái Lan

Người Thái rất coi trọng chế độ quân chủ và có lòng yêu quý sâu sắc, chân thành đối với nhà vua. Vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào bạn có hành vi thiếu tôn kính hay nói điều gì xúc phạm đến nhà vua hoặc chế độ quân chủ của họ thì bạn sẽ mắc lỗi lớn với người Thái và sẽ phải chịu phạt.

Người Thái quan niệm rằng, ngưỡng cửa nhà là nơi thần linh cư ngụ, vì thế bạn tuyệt đối tránh giẫm lên đó và phải bỏ giày dép trước khi bước vào nhà, đền chùa hay điện đài.


Chạm vào nhà sư, đưa cho họ bất kỳ thứ gì một cách trực tiếp, nhất là phụ nữ là điều cấm kỵ tại vương quốc mà Phật giáo được xem như là quốc giáo. Do vậy, khi đứng trong một đám đông, hãy cố gắng tránh chạm vai của các vị sư. Không những thế, những hành động đụng chạm vào người khác như xoa đầu trẻ em, vỗ vai, vỗ lưng cũng bị coi là những cử chỉ xúc phạm.

Malaysia

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc với nhiều nền văn hoá dung hoà như văn hoá Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ và nền văn hóa bản địa Orang Asli. Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Vì thế, du khách đến Malaysia được khuyến cáo nên chọn lựa những trang phục lịch sự, kín đáo, đặc biệt khi đến những nơi thờ tự.

Khi cho hoặc nhận tiền, quà hãy dùng tay phải. Tay trái bị xem là không sạch sẽ, vì thế khi ăn uống bạn cũng nên nhớ chỉ sử dụng tay phải. Người Malaysia theo đạo Hồi chính thống, họ không uống rượu và ăn thịt heo vì đây là những điều cấm kỵ theo tín ngưỡng đạo Hồi.


Nếu muốn đến thăm một gia đình người Malaysia, bạn nên gọi điện trước. Để giày dép phía ngoài trước khi vào nhà và không nên từ chối khi được mời bánh ngọt, vì nếu từ chối sẽ bị cho là mất lịch sự. Nếu bạn có những cuộc hẹn với người Malaysia vì bất cứ mục đích gì thì tốt nhất là bạn nên đến thật đúng lúc.

Người Malaysia không bắt tay người khác giới đồng thời tránh những đụng chạm như xoa đầu hay xoa lưng người khác.

Singapore

Được biết đến như là một quốc gia sạch nhất thế giới, người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá và luôn áp dụng những quy định khắt khe để bảo vệ môi trường. Nếu bạn nhai kẹo cao su, hút thuốc lá hoặc xả rác ở nơi công cộng sẽ bị phạt hàng trăm, thậm chí 1.000 đôla và phải lao động công ích trong 12 giờ, nếu phản đối có thể bị phạt roi. Tại một số nơi khác, nếu bạn muốn hút thuốc thì phải xin phép người đối diện.


Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.

Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương.
 
Philippines


Ở Philippines, nếu muốn chỉ một vật nào đó họ sẽ dùng ánh mắt của mình hướng đến vật đó hoặc diễn tả bằng miệng. Người Philippines rất coi trọng cộng đồng nên họ ít để lộ sự bất đồng ý kiến và làm mất mặt người khác.