Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Di tích lịch sử cây chùa cầu Hội An

Chùa Cầu - một biểu tượng của Hội An. Nói là biểu tượng cũng không sai. Vì với người dân nơi đây, chùa Cầu là linh hồn, nổi bật hẳn so với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích làm say đắm lòng người. Đến Hội An mà không ghé thăm chùa Cầu, quả thực bạn đã phí tiền vé máy bay hoặc thuê xe du lịch rồi.
Chùa cầu Hội An
Vậy mà sắp tới, những người chưa được đến đây có lẽ sẽ chẳng còn chút cơ hội nào nữa. Nhưng chuyện đúng hay sai chúng ta hãy tạm thời bỏ qua đi. Thứ cần bàn đến ở đây là: ngôi chùa này đặc biệt ở điểm gì mà lại được ví như biểu tượng của Hội An - điểm đến đáng mơ ước của mọi du khách. 
Chùa Cầu - đẹp từ câu chuyện lịch sử
Chùa Cầu - giống như tên gọi - là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản, đây là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Cầu Nhật Bản cũng là tên gọi khác của chùa Cầu.
Chùa cầu thế kỷ 20
Nhưng tại sao người Nhật lại xây cầu ở đây? Tương truyền, lai lịch của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu (còn gọi là con Cù) - một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản. Con quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt, động đất... sẽ xảy ra.
Do đó, ngôi chùa được xây với ý nghĩa giống một thanh kiếm chắn ngang lưng Namazu, ngăn không cho nó cựa mình, giúp cuộc sống người dân của... cả 3 quốc gia bình yên hơn (tất nhiên là chỉ về mặt tâm linh).
Mãi đến năm 1653, người ta mới dựng thêm phần chùa. Khu vực này nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, và tên gọi chùa Cầu ra đời từ đó.
Đến nét đẹp về kiến trúc
Do người Nhật xây dựng, nhưng chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc đặc biệt của Việt Nam.
Thứ đặc biệt đầu tiên nằm ở kết cấu của cây cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18m và là một cây cầu ngói - tức là cầu được lợp mái ngói âm dương bên trên - một nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam.
Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Đúng hơn, toàn bộ chùa và cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt - điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản. 
Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn cong mềm mại, vắt ngang qua sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn). Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là những linh vật của người Nhật từ thời xa xưa, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa cầu xây từ năm Thân, kéo dài đến năm Tuất. Điều này hiện vẫn chưa có kết luận chính xác. 
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa "bạn phương xa đến". Ngày nay, chúng ta vẫn có thể được thấy 3 chữ Hán: Lai Viễn Kiều được chạm nổi trên một tấm bảng lớn trước cổng chùa.
Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.
Một di tích lịch sử nhiều ý nghĩa 
Năm 1990, chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ có ý nghĩa về tâm linh, cầu còn có vai trò khá quan trọng về giao thông. 
Đến nay, ngôi chùa dường như đã trở thành tài sản vô giá, chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
Do vậy, trước thông tin ngôi chùa sắp bị dỡ bỏ, nhiều người không khỏi hoang mang. Nhưng xét cho cùng, ngôi chùa đã từng trải qua đến 7 lần tu bổ lớn, và đến nay đã xuống cấp cực kỳ trầm trọng. 
Có điều, thiết nghĩ các chuyên gia nên đặt ra một phương án tu bổ hợp lý, tránh trường hợp biến ngôi chùa thành một di tích... 1 tuổi như rất nhiều người đang lo sợ hiện nay. 
Nguồn: Hanoi World Heritage, Wiki

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

4 quán lẩu bò nổi tiếng nhất Đà Nẵng


Lẩu bò là một trong những ẩm thực Đà Nẵng cuốn hút và nổi tiếng với người dân Đà Nẵng cũng như khách du lịch. Đặc biệt vào những ngày mưa, trời lạnh thì món lẩu bò lại càng đông khách hơn. Sau đây mình xin chia sẽ các bạn 4 địa điểm sau
1/ Lẩu bò Lan – Cô Giang
Địa điểm: 29 Cô Giang, Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 2 229 062
2/ Lẩu bò Ba Duệ
Địa điểm: 40 Lê Hồng Phong, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905 090 605
3/ Lẩu bò Sáu Hưng
Địa điểm: 925 Ngô Quyền, Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 3 836 444
4/ Lẩu bò Thu
Địa điểm: 279 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 2 466 488 – 0905 133 263
Nguồn : danangz

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Vì sao Đà Nẵng lại có tên gọi là Đà Nẵng

Đà nẵng từ những năm trước đầu thế kỷ 19 chỉ là một làng chài của ngư dân biển thuộc tỉnh Quảng tín (có thể tên khác).sau này vào năm 1858 người Pháp xâm lược Đà nẵng mới đặt tên là thành Touran. còn tên Đà nẵng là địa danh có trước cả tên Touran. 


Vậy tại sao có tên Đà nẵng? Ngày xưa vào những năm đầu thế kỷ thứ 19 đường xá đi lại chủ yếu bằng ngựa, đi bộ hoặc bằng thuyền. Xứ thừa thiên Huế và xứ Quảng tín ngăn cách nhau bằng đèo Hải vân hay vua Lê Thánh Tôn đặt tên là Thiên hạ đệ nhất hùng quan khi ngài dừng chân trên đỉnh đèo cao 496 m so với mặt nước biển trong lần đánh dẹp quân Chiêm cách đây 700 năm. Từ đỉnh đèo Hải vân có thể quan sát cả một vùng đất phía nam nhô ra biển đó là Đà nẵng ngày nay. Về điều kiện khí hậu phía Bắc và phía Nam khác hẳn nhau. Vào những ngày đầu xuân phía Bắc đèo Hải Vân là Thừa Thiên Huế đang còn trong khí hậu thời tiết mư rét, bầu trời đầy mây u ám còn phía Nam đèo Hải vân là vùng đất Quảng tín thời tiết kho ráo ấm áp có cả nắng xuân vàng rực rỡ. Đứng trên đỉnh đèo Hải vân nhìn xuống dải đất (Đà nãng) trong náng xuân làm du khách bừng lên niềm vui bất chợt. 


Đầu thế kỷ thứ 19 là những năm Vua Minh Mạng Đang trị vì Đất nước thanh bình và phát triển. Đầu xuân Quan lại kinh thành Huế tổ chức du xuân, từ huế vào dến đèo Hải Vân khoảng 60-70 km , đây là địa điểm du xuân xa lý tưởng. Các quan lại du xuân bằng ngựa có ke hầu người hạ và đi lên đỉnh Hải vân lúc thì bằng ngựa, lúc thì đi bộ. Phía Bắc khí hậu mưa rét thời tiết âm u làm con người mệt mỏi, khi lên đến đỉnh đèo Hải vân nhìn xuống phía Nam trước mắt mở ra một vùng đất đẹp nằm lẫn với biển xanh ngập trong sắc vàng của nắng xuân phương nam ngỡ ngàng trước cái nắng xuân bất chợt mọi người tưởng trời đã nắng cùng ồ lên "đã nắng" rồi. Các quan lại kinh thành Huế thời đó đa số là người TT huế hoặc nói giọng Huế nên câu "đã nắng " rồi thành câu " đà nẵng" rồi. Những người đi theo hoặc đi sau cứ tưởng đã đến một vùng đất mới trước mắt đó có tên là Đà nẵng. Về Kinh thành họ truyền miệng nhau trong giới quan lại, dân dùng theo lâu ngày thành chính thức và cái tên Đà nẵng có từ đó. ( tìm hiểu trong dân gian)

>> Tham khảo : tour du lịch pháo hoa Đà Nẵng  - đặt khách sạn Đà Nẵng giá rẻ

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Những kinh nghiệm đi xem pháo hoa Đà Nẵng

Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế là một sự kiện văn hóa lớn của thành phố Đà Nẵng, dự báo năm nay sẽ “kéo” nhiều người dân ra khỏi nhà hơn năm ngoái bởi tính quy mô và hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, nhiều người vì quá ham vui nên mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Cùng nghe họ chia sẻ để có thêm kinh nghiệm trước thềm sự kiện này.

Ham vui quên khóa cửa

Không nên mang nhiều vật dụng đắt tiền đến những nơi đông người. Chị N.Liên, phường Chính Gián, quận Thanh Khê vẫn nhớ mãi một kỷ niệm buồn trong lần đi xem pháo hoa năm ngoái. Chồng đi công tác xa, vốn tính cẩn thận, chị đã phân công rõ ràng cho cu Bi (13 tuổi) và bé Na (15 tuổi) (2 con của chị Liên) “mỗi đứa sẽ phải trông nhà một buổi để mẹ dẫn (nhóc còn lại) đi xem”. Đêm thi pháo hoa đầu tiên, bé Na được đi với mẹ, cu Bi phải ở nhà. Vừa sợ vừa buồn, loay hoay một lúc, cu cậu chạy tọt sang nhà hàng xóm chơi và để “vườn không nhà trống”. Tất nhiên, chiếc xe đạp điện của bé Na và một vài vật dụng trong nhà đã “không cánh mà bay”.  

Cùng khu phố với chị Liên còn có vài “khổ chủ” cũng rơi vào tình trạng tương tự. Năm nay, chị và các gia đình khác trong khu vẫn quyết không vì sợ trộm mà bỏ lỡ đêm thi pháo hoa, tổ dân phố đã họp bàn và lên phương án cụ thể, kỹ càng để đối phó với bọn “đạo chích”. “Những lúc như vậy cần nhất là tính tập thể, chứ nếu nhà ai biết nhà nấy thì bọn trộm tha hồ mà hoạt động”, chị Liên nói thêm.

>> Tham khảo : Tour du lịch pháo hoa Đà Nẵng 2017

“Điện thoại đây… ai lấy không”

Bạn Cẩm Nhung, ngụ 60 Lê Cơ, cũng chia sẻ một kinh nghiệm. Trong lúc đi xem pháo hoa, vì mãi chen lấn nên chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) đã “rời túi” lúc nào không hay. Nhung vẫn còn luyến tiếc khi kể lại: “Điện thoại của mình nhỏ, cất gọn trong túi quần rất khó bị lấy, chỉ tại sợi dây móc điện thoại mới mua hơi vướng víu nên mình thả ra ngoài túi, đúng là chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, từ đó mình cạch hẳn mấy cái vụ dây móc, gắn vào ĐTDĐ thì đẹp nhưng rất bất tiện”. Tương tự trường hợp của Nhung, nhiều bạn lúc đến chỗ đông người nhưng lại để điện thoại rất hớ hênh như bỏ trong túi áo khoác, đeo trên cổ, hoặc bỏ trong túi quần nhưng lại thả dây lòng thòng ra ngoài, nên việc bị kẻ trộm “tia” chắc hẳn chỉ là chuyện sớm muộn.

Nhiều gia đình và các nhóm bạn vì thế cũng rút kinh nghiệm, khi đi xem pháo hoa nên trang bị càng đơn giản càng tốt, tiền bạc mang theo vừa đủ, điện thoại thì không cần mỗi người một chiếc, vì đã đi tập trung nên mỗi nhóm nhỏ chỉ phân công một người mang theo, phòng khi cần (lạc đường, xe hư…) thì liên lạc với nhóm khác.

>> Xem thêm : Đặt phòng khách sạn xem pháo hoa Đà Nẵng

Xóm trọ không người

Anh T.A.Bình, nhân viên Xí nghiệp Toa xe Đà Nẵng, thuê nhà trọ trên đường Hải Phòng kể: “Năm ngoái, lần đầu tiên thành phố tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa nên cả xóm trọ mình ai cũng háo hức, kéo nhau đi từ sớm để tranh chỗ, không quên nhắc nhau khóa cửa cẩn thận, nhưng đến lúc về thì thấy các ổ khóa đều nằm chỏng chơ dưới đất, tá hỏa, mọi người ùa vào kiểm tra, cũng may chỉ mất vài cái thau nồi, vì tụi mình toàn là sinh viên, công nhân, được bao nhiêu tiền và điện thoại đã mang theo hết nên kẻ trộm đành chịu sầu.

Sau khi bình tĩnh ngồi lại, chị Hiền xóm trưởng mới trách: Chắc tại mấy em bàn kế hoạch đi chơi sung quá, chuyện trong xóm mà cứ nói oang oang, kẻ xấu nghe thấy biết mình đi hết nên mới liều vậy”. Anh Bình cũng nói thêm: “Bạn nào ở những khu trọ mà không gần nhà chủ hoặc trên địa bàn phức tạp nên cẩn thận, nếu đi chơi cả xóm thì phải nhờ người quen đến trông hộ hoặc phân công người ở lại trực, nếu có những vật dụng giá trị như máy tính xách tay hoặc máy ảnh… thì nên đem gửi ở chỗ tin cậy, không nên ỷ lại vào ổ khóa”.  

Nguồn : baodanang.vn