Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Những kinh nghiệm đi xem pháo hoa Đà Nẵng

Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế là một sự kiện văn hóa lớn của thành phố Đà Nẵng, dự báo năm nay sẽ “kéo” nhiều người dân ra khỏi nhà hơn năm ngoái bởi tính quy mô và hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, nhiều người vì quá ham vui nên mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Cùng nghe họ chia sẻ để có thêm kinh nghiệm trước thềm sự kiện này.

Ham vui quên khóa cửa

Không nên mang nhiều vật dụng đắt tiền đến những nơi đông người. Chị N.Liên, phường Chính Gián, quận Thanh Khê vẫn nhớ mãi một kỷ niệm buồn trong lần đi xem pháo hoa năm ngoái. Chồng đi công tác xa, vốn tính cẩn thận, chị đã phân công rõ ràng cho cu Bi (13 tuổi) và bé Na (15 tuổi) (2 con của chị Liên) “mỗi đứa sẽ phải trông nhà một buổi để mẹ dẫn (nhóc còn lại) đi xem”. Đêm thi pháo hoa đầu tiên, bé Na được đi với mẹ, cu Bi phải ở nhà. Vừa sợ vừa buồn, loay hoay một lúc, cu cậu chạy tọt sang nhà hàng xóm chơi và để “vườn không nhà trống”. Tất nhiên, chiếc xe đạp điện của bé Na và một vài vật dụng trong nhà đã “không cánh mà bay”.  

Cùng khu phố với chị Liên còn có vài “khổ chủ” cũng rơi vào tình trạng tương tự. Năm nay, chị và các gia đình khác trong khu vẫn quyết không vì sợ trộm mà bỏ lỡ đêm thi pháo hoa, tổ dân phố đã họp bàn và lên phương án cụ thể, kỹ càng để đối phó với bọn “đạo chích”. “Những lúc như vậy cần nhất là tính tập thể, chứ nếu nhà ai biết nhà nấy thì bọn trộm tha hồ mà hoạt động”, chị Liên nói thêm.

>> Tham khảo : Tour du lịch pháo hoa Đà Nẵng 2017

“Điện thoại đây… ai lấy không”

Bạn Cẩm Nhung, ngụ 60 Lê Cơ, cũng chia sẻ một kinh nghiệm. Trong lúc đi xem pháo hoa, vì mãi chen lấn nên chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) đã “rời túi” lúc nào không hay. Nhung vẫn còn luyến tiếc khi kể lại: “Điện thoại của mình nhỏ, cất gọn trong túi quần rất khó bị lấy, chỉ tại sợi dây móc điện thoại mới mua hơi vướng víu nên mình thả ra ngoài túi, đúng là chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, từ đó mình cạch hẳn mấy cái vụ dây móc, gắn vào ĐTDĐ thì đẹp nhưng rất bất tiện”. Tương tự trường hợp của Nhung, nhiều bạn lúc đến chỗ đông người nhưng lại để điện thoại rất hớ hênh như bỏ trong túi áo khoác, đeo trên cổ, hoặc bỏ trong túi quần nhưng lại thả dây lòng thòng ra ngoài, nên việc bị kẻ trộm “tia” chắc hẳn chỉ là chuyện sớm muộn.

Nhiều gia đình và các nhóm bạn vì thế cũng rút kinh nghiệm, khi đi xem pháo hoa nên trang bị càng đơn giản càng tốt, tiền bạc mang theo vừa đủ, điện thoại thì không cần mỗi người một chiếc, vì đã đi tập trung nên mỗi nhóm nhỏ chỉ phân công một người mang theo, phòng khi cần (lạc đường, xe hư…) thì liên lạc với nhóm khác.

>> Xem thêm : Đặt phòng khách sạn xem pháo hoa Đà Nẵng

Xóm trọ không người

Anh T.A.Bình, nhân viên Xí nghiệp Toa xe Đà Nẵng, thuê nhà trọ trên đường Hải Phòng kể: “Năm ngoái, lần đầu tiên thành phố tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa nên cả xóm trọ mình ai cũng háo hức, kéo nhau đi từ sớm để tranh chỗ, không quên nhắc nhau khóa cửa cẩn thận, nhưng đến lúc về thì thấy các ổ khóa đều nằm chỏng chơ dưới đất, tá hỏa, mọi người ùa vào kiểm tra, cũng may chỉ mất vài cái thau nồi, vì tụi mình toàn là sinh viên, công nhân, được bao nhiêu tiền và điện thoại đã mang theo hết nên kẻ trộm đành chịu sầu.

Sau khi bình tĩnh ngồi lại, chị Hiền xóm trưởng mới trách: Chắc tại mấy em bàn kế hoạch đi chơi sung quá, chuyện trong xóm mà cứ nói oang oang, kẻ xấu nghe thấy biết mình đi hết nên mới liều vậy”. Anh Bình cũng nói thêm: “Bạn nào ở những khu trọ mà không gần nhà chủ hoặc trên địa bàn phức tạp nên cẩn thận, nếu đi chơi cả xóm thì phải nhờ người quen đến trông hộ hoặc phân công người ở lại trực, nếu có những vật dụng giá trị như máy tính xách tay hoặc máy ảnh… thì nên đem gửi ở chỗ tin cậy, không nên ỷ lại vào ổ khóa”.  

Nguồn : baodanang.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét